- Chương trình Chuyển đổi số Tỉnh An Giang
- (02963) 3852578
- ubag.cds@mic.gov.vn
(Cổng TTĐT tỉnh AG)- Ngày 23/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp hỗ trợ nông dân – Hợp tác xã nông nghiệp – Doanh nghiệp chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đoàn Ngọc Phả; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trương Kiến Thọ chủ trì Hội thảo.
Đại biểu tham dự Hội thảo
Tham dự Hội thảo khoa học “Giải pháp hỗ trợ nông dân – Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN )– Doanh nghiệp chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp; các nhà khoa học, chuyên gia; đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang, Ts. Đoàn Ngọc Phả phát biểu khai mạc Hội thảo
Tại sự kiện, các diễn giả đã trình bày và cùng thảo luận các nội dung về chuyển đổi số trong nông nghiệp ở An Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp; các mô hình chuyển đổi số mang lại hiệu quả của nông dân – HTXNN – Doanh nghiệp; Các giải pháp hỗ trợ nông dân – HTXNN – Doanh nghiệp chuyển đối số trong quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Các Đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được 29 bài tham luận của các đại biểu. Qua đó, đánh giá tổng quan thực trạng chuyển đổi số và đề ra các giải pháp hiệu quả như chuyển đổi số trong nông nghiệp tại An Giang; phát triển nền kinh tế tuần hoàn dựa vào chuyển đổi số; CSDL chuỗi cung ứng nông sản trên nền tảng Blockchain; ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý chuỗi cung ứng nông sản; ứng dụng IoT để quản lý nước trong canh tác lúa ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ sấy trục đứng sử dụng năng lượng mặt trời trong chế biến nông sản tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long,…
Qua các tham luận, đã có nhiều mô hình chuyển đổi số đang phát triển và những phân tích, đánh giá, kiến nghị đề xuất rất có giá trị trong thực tiễn giúp đưa ra các giải pháp chuyển đổi số có tính đột phá cho quản lý, sản xuất và tiêu thụ không chỉ ở An Giang mà cho nền kinh tế nông nghiệp cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới./.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào